Ý nghĩa của Bức bình phong trong phong thủy nhà ở

Từ xa xưa bình phong đã được sử dụng rất nhiều trong nhà ở đặc biệt là nhà giàu và cung điện vua chúa. Vậy ngoài chức năng là tấm chắn ngăn phòng thì bình phong còn có tác dụng gì khác không? Đặc biệt là trong phong thủy bình phong có ý nghĩa gì không?

y-nghia-binh-phong-trong-phong-thuy

Câu trả lời là có, bình phong có rất nhiều tác dụng cả về mặt công năng sử dụng và trong phong thủy. Dưới đây, DOTI DECOR sẽ chia sẻ để Anh/Chị tham khảo.

Nếu có nhu cầu về sản phẩm bình phong Anh/Chị tham khảo tại đây nhé => 102+ Bức Bình Phong Gỗ, Nhựa Đẹp – Giá Rẻ!

Ý nghĩa của bức bình phong trong phong thủy nhà ở

Theo thuyết Ngũ hành trong nhà ở, phía trước các công trình thuộc Hỏa (tức ở phía Nam), bên phải thuộc Kim (ở phía Tây) tượng trưng cho chủ nhà; bên trái thuộc Mộc (phía Đông) biểu tượng thê tài (vợ, tiền tài), phía sau thuộc Thủy (phía Bắc) tượng trưng cho tử tôn (con cháu), còn trung tâm thuộc Thổ. Quy định này cũng tương ứng với kiến trúc nhà xưa thường đắp bằng đất (Thổ), nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thủy) và điều khiển vợ, người làm (Mộc). Vì vậy việc đặt bức bình phong chắn trước cửa giúp giảm bớt tính vượng của Hỏa khí, Hỏa khí quá vượng sẽ không tốt cho người vợ và trẻ nhỏ ở trong nhà.

Nguyên lý cơ bản nếu không có bức bình phong căn nhà (đặc biệt là phòng khách) sẽ dễ bị những luồng khí từ bên ngoài xộc thẳng vào trong. Bình phong giúp ngăn chia thành vài ba trường khí nhỏ, có thể linh hoạt đổi “cửa” (môn), điều chỉnh đường tới của sinh khí, làm cho gia chủ luôn trong trường khí tốt đẹp.

– Đặt bình phong sẽ làm cho tốc độ luồng khí lùa từ ngoài vào bị giảm bớt tốc độ, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp với tốc độ vận hành của khí huyết cơ thể con người. Hai dòng khí bao gồm trong và ngoài cơ thể tương đồng, sẽ làm cho con người cảm thấy thoải mái dễ chịu, rất có lợi cho sức khoẻ.

– Môi trường phong thuỷ tốt có thể nâng cao vận thế của gia chủ. Có thể mang lại thuận lợi trong sự nghiệp, làm ăn tấn tới, cơ thể luôn khoẻ mạnh…

– Nó còn có tác dụng hóa giải một số khuyết điển trong phong thủy nhà ở giữa các kiến trúc mở thông với nhau. Ví dụ, cửa nhà vệ sinh với cửa bếp, hoặc giữa ban công với cửa chính, giữa cửa sổ thông với cửa chính, bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính hay những phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong ngoài cửa phòng thì nên đặt một bình phong che đi.

Ngoài ra, bức chắn bình phong còn có nhiều tác dụng khác:

– Về mặt tâm lý

Tấm chắn bình phong đặt trước cửa nhà tạo cảm giác an tâm, riêng biệt không bị ai nhòm ngó, để ý thay vì phải đóng cửa cả ngày. Đặc biệt đối với nhà ở chung cư.

Hay ở một vị trí khác là giữa phòng khách và phòng ngủ, nơi cần sự riêng tư mà không gian kiến trúc không cho phép thì một bức bình phong hay vách ngăn phòng di động sẽ giúp Anh/Chị thoải mái hơn trong không gian riêng của mình.

Ngoài ra, nếu đại sảnh lớn thì bức bình phong cũng tạo cho chúng ta cảm giác không bị trống trải mà thay vào đó là một không gian biệt lập riêng tư.

– Về mặt thẩm mỹ

Từ xa xưa người ta đã để ý đến mặt này. Bức bình phong đã không chỉ đơn thuận là một tấm chắn mà người ta cũng đã tìm đủ mọi cách từ đục gỗ, vẽ tranh vải, tranh giấy kết hợp khung gỗ để tạo thành các bức bình phong vừa ngăn phòng vừa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp hơn.

Ngày nay, người ta còn cải tiến hơn nữa khi tạo ra những bức bình phong không kín hoàn toàn mà cắt hoa văn xuyên tấm bằng công nghệ CNC vừa ngăn phòng, vừa thoáng khí phù hợp với điều hòa và vừa có hoa văn trang trí đẹp mắt.

Ngoài ra, một ưu thế rất lớn của tấm bình phong đối với nhà có diện tích nhỏ là nó có thể dở ra và gấp gọn lại được khi cần thiết. Chính vì vậy nên hiện nay bình phong đang dần được ưa chuộng trở lại.

Thông tin bổ sung:

Những vị trí sau đây trong nhà có thể đặt tấm bình phong:

– Trước của phòng khách

– Giữa phòng khách và bếp

– Giữa phòng khách và phòng ngủ

– Cửa chính và ban công thông nhau

– Của nhà vệ sinh và phong bếp hay ở ngay cửa phòng ngủ

– Đằng sau lưng vị trí ngồi làm việc nếu hướng ra ngoài cửa.

– Cửa sổ và cửa chính thông nhau

– Lối đi cầu thang hướng thẳng ra cửa.

Trên đây là những tác dụng của bức bình phong trong phong thủy và một số vị trí nên đặt bình phong mà DOTI DECOR muốn chia sẻ với Anh/Chị. Hy vọng những thông tin này hữu ích với Anh/Chị. DOTI cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm, chúc Anh/Chị mọi sự thuận lợi.

1 những suy nghĩ trên “Ý nghĩa của Bức bình phong trong phong thủy nhà ở

  1. Pingback: Top 11 câu trả lời Bức Bình Phong Là Gì - KTHN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *