INOX là gì? Có bao nhiêu loại Inox và cách phân biệt chúng

Hiên nay không khó để bắt gắp các vật dụng có sử dụng inox, inox đã và đang rất phổ biến trong cả nội thất đến các đồ gia dụng vì nhiều đặc tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, inox là gì? inox có đặc tính gì? Và hiện nay trên thị trường có bao nhiêu loại inox thì không phải ai cũng biết.

inox-la-gi

Trong bài viết này DOTI.VN đã thu thập thông tin và tổng hợp lại để giúp các bạn hiểu hơn về vật liệu rất tuyệt vời này.

Inox là gì?

Inox hay còn gọi là thép không gỉ: tên này được bắt nguồn từ tiếng Pháp – Inoxydable. Inox là hợp kim của sắt và có chứa tối thiểu 10,5% Crôm và tối đa 1,2% Cacbon theo khối lượng.

Các đặc tính nổi bật của Inox

Vì là hợp kim của nhiều kim loại và có thể thay đổi đặc tính dựa vào hàm lượng các chất cấu thành để phù hợp với mục đích sử dụng nên Inox có những đặc tính cơ bản sau:

  • Khả năng chống ăn mòn và chống oxy hóa cực kỳ tốt.
  • Tốc độ hóa bền rèn cao hơn so với thép carbon rất nhiều.
  • Khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt tốt.
  • Có độ cứng cao, độ bền cao, tính dẻo tốt, cùng với đó là khả năng gia công và tạo hình cực kỳ đa dạng.
  • Khả năng dẫn điện tương đối thấp, giảm đến 85-90% dòng điện.
  • Phản ứng từ kém hơn so với thép carbon rất nhiều. Chỉ có một số mã inox mới có từ tính, đó là các mã inox thuộc họ Ferritic và Martensitic sẽ nhiễm từ tương đối ít, trong khi đó thì inox thuộc họ Austenitic gần như không bị nhiễm từ.

Do có rất nhiều đặc tính ưu việt như vậy nên hiện nay inox được sử dụng rất nhiều trong đời sống và tùy vào mục đích sử dụng sẽ có một loại inox phù hợp.

Các loại Inox phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 10 loại Inox phổ biến có thể kể đến là inox 304, 201, 202, 316, 430, 403, 410, 310s, 420 và 303. Tuy nhiên phổ biến nhất có 4 loại là Inox 316, Inox 304, Inox 201 và Inox 430.

Inox 304

Inox sus 304 thuộc nhóm Austenit đang là loại inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó có chứa 18-20% Crom và 10% niken, ngoài niken và crôm ra thì inox 304 còn có thêm một số nguyên tố hợp kim khác như sắt, mangan, silicon và carbon…

inox-304

Bởi vì tỷ lệ niken và crôm trong inox 304 cao, nên loại inox này có khả năng chống ăn mòn cực kỳ tốt. Đây cũng chính là lý do mà inox 304 thường được sử dụng để sản xuất những thiết bị gia dụng, máy móc công nghiệp, y tế, kiến trúc, xây dựng… Nó cũng chính là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong gia công cơ khí, thiết kế nội ngoại thất như trụ cầu thang, trụ lan can.

Inox 201

Inox 201 là loại inox nằm trong nhóm Duplex. Inox 201 có thành phần Mangan và Nitơ cao hơn nhưng tỷ lệ Niken lại thấp hơn so với inox 304. Chính vì vậy, inox 201 có những ưu thế vượt trội hơn nhưng cũng có một số điểm khiếm khuyết hơn.

inox-201

So với 304 thì inox 201 cứng hơn nhưng dễ bị ăn mòn hơn. Bề mặt của inox 201 cũng không được sáng bóng như inox 304. Tuy nhiên, độ bền của inox 201 lại cực kỳ cao và đây cũng là một trong những điểm mạnh của inox 201.

Inox 201 tương đối dễ gia công vì nó tính định hình tốt, những phương pháp gia công như cắt gọt hoặc hàn đều có thể thực hiện trên loại inox này.

Inox 201 không mang từ tính nên thường được ứng dụng vào những sản phẩm đề cao tính kháng từ. Nhưng nếu cần từ tính thì có thể tráng thêm một lớp inox 410 hoặc 430 ở bên ngoài. Ứng dụng của inox 201 gồm tay nắm cửa kính, phụ kiện kính…

Inox 316

Tương tự như inox 304, inox 316 cũng có thành phần crom và niken cao, cùng với đó là một số thành phần khác như silicon, mangan và carbon… 2 loại inox này chỉ khác nhau một chút ở thành phần hóa học. Inox 316 có chứa một lượng molypden đáng kể nên nó sẽ có khả năng chống ăn mòn cao hơn so với inox 304.

inox-316

Chính vì vậy, inox 316 thường được sử dụng trong sản xuất các thiết bị về y tế, thực phẩm, hàng hải, khai thác khoáng sản, hạt nhân cũng như những công trình kiến trúc trong các môi trường khắc nghiệt.

Inox 430

Nếu so sánh thì inox 430 là loại có chất lượng thấp nhất trong 4 loại Inox thông dụng kể trên. Đối với gia công bằng phương pháp hàn thì inox 430 không được đánh giá cao, bởi vì loại inox này không chịu được áp lực cao và tác động mạnh. Về độ cứng và bền của inox 430 cũng tương đối thấp và chúng rất bị giòn, gãy nhưng là so với các loại thép kể trên.

inox-430

Đặc tính nổi trội nhất của inox 430 chính là tính nhiễm từ cực kỳ cao, chính vì thế mà loại inox này thường được sử dụng cho các sản phẩm cần từ tính và tích hợp được với từ tính.

Còn các loại Inox khác không thông dụng lắm trên thị trường Việt Nam hiện tại nên sẽ được cập nhật sau trong thời gian tới nhé các bạn.

phan-biet-cac-loai-inox-thong-dung

Cách phân biệt các loại Inox

Như đã đề cập ở trên, để phân biệt Inox 430 với các loại Inox 316, Inox 304 và Inox 201 khá đơn giản, các bạn chỉ cần dùng nam châm để phân biệt. Nếu nam châm hút được thì đó là Inox 430.

Còn để phân biệt Inox 304, 316 và 201 thì phức tạp hơn, các bạn cần dùng dung dịch M2 và điện một chiều.
Cực dương để vào mẫu vật thử, cực âm để vào dung dịch
Dung dịch đổi màu đen: 201
Dung dịch đổi màu đỏ tan nhanh: 304
Dung dịch đổi màu đỏ tan chậm: 316

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng axit loãng, loại axit sử dụng cho ác quy để thử. Cách làm tương tự sử dụng dung dịch M2. Tuy nhiên kết quả nhận được là dung dịch chuyển màu đỏ là Inox 201, còn sủi bọt không màu là Inox 304.

Trên đây là những thông tin tổng quan inox là gì, inox có những loại nào và cách phân biệt chúng, hy vọng đây là những thông tin hữu ích cho các bạn khi lựa chọn vật liệu tuyệt vời này để sử dụng.