Ván gỗ MDF (Medium density fiberboard) chỉ loại ván gỗ sợi mật độ trung bình. Tuy nhiên thực tế khi gọi MDF chúng ta hường hiểu chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard).
Thông thường để phân biệt ba loại này bằng mắt là rất khó, người ta phải dựa vào thông số kỹ thuật cơ vật lý, thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván để phân biệt chúng.
Cấu tạo của ván gỗ MDF
Ván gỗ Mdf được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
Nếu xét riêng về cấu tạo vật lý thì Mdf có những tính chất cơ lý cơ bản như sau:
– Tỷ trọng ( kg/m 3)
– Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa)
– Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa)
– Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa)
– Lực giữ đinh vít ( đơn vị N)
– Độ trương nở trong nước ( tính theo phần trăm tỷ lệ )
– Độ hấp thụ nước ( %)
– Độ bền chịu nước (MOR,MOE của sản phẩm ngâm trong nước)
– Lượng formaldehyde thải ra (ppm)
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Ván gỗ MDF được sản xuất từ bột gỗ và phụ gia hóa chất xay nhuyễn, sau đó được xử lý và ép thành tấm có kích thước tiêu chuẩn (Thông thường là 1m22 x 2m44). Để hiểu hơn về quy trình sản xuất mời các bạn xem video dưới đây.
Nhình chung về quy trình sản xuất các loại gỗ công nghiệp Mdf, Mfc hay Hdf… là giống nhau, chỉ khác nhau ở tỷ lệ và trộn chất phụ gia.
Để hiểu rõ hơn về quy trình trộn chất phụ gia khi sản xuất gỗ Mdf mời mọi người tham khảo các bài viết sau.
Các loại ván gỗ MDF phổ biến nhất hiện nay
Do nhu cầu sử dùng của con người rất đa dạng nên các nhà sản xuất đã không ngừng cải tiến và tạo ra nhiều loại ván gỗ Mdf khách nhau để đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Dưới đây là các loại ván gỗ Mdf phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Gỗ mdf trơn
Loại ván gỗ Mdf chưa được phủ bề mặt, loại này chỉ phù hợp khi các xưởng mộc, xưởng nội thất muốn tạo mầu theo ý muốn sau khi gia công.
Gỗ Mdf phủ melamine
Loại ván gỗ này khác với Gỗ Mdf trơn là được phủ lên bề mặt một lớp melamine. Ván gỗ Mdf sau khi phủ Melamine đã có màu sắc sẵn nên không cần phun màu mà có thể đưa vào sản xuất, sử dụng ngay.
Gỗ Mdf phủ laminate
Cũng giống như ván gỗ Mdf phủ melamine thì ván gỗ mdf cũng được phủ một lớp Laminate lên bề mặt, tuy nhiên nó khác nhau ở chỗ Melamine sẽ mỏng hơn Laminate cho nên khả năng chịu va đập trày xước kém hơn. Và sản phẩm được làm bằng gỗ Mdf phủ Laminate sau khi gia công cũng có thể sử dụng được ngay không cần tạo màu.
Gỗ Mdf phủ Acrylic
Loại này ván gỗ Mdf sẽ được phủ bề mặt bằng một lớp Acrylic, lớp phủ này tạo cho bề mặt ván gỗ sáng bóng rất đẹp, dễ lau chùi nhưng khả năng chống trác xước kém hơn Laminate.
Gỗ Mdf lõi xanh chống ẩm
Nếu các loại trên là khác nhau ở lớp bề mặt thì loại này khác ở lõi bên trong. Ván gỗ Mdf lõi xanh chống ẩm được thêm chất phụ gia kháng ẩm và nhuộm lõi xanh thể tăng tính ưu việt cho sản phẩm. Đây được coi là dòng ván mdf cao cấp.
Và như ở trên, ván gỗ mdf lõi xanh chống ẩm đều có thể phủ bề mặt bằng Melamine, Laminate hay Acrylic tùy vào nhu cầu người sử dụng.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về Ván gỗ Mdf bao gồm cấu tạo, quy trình sản xuất và các loại ván gỗ Mdf thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Các bạn tham khảo nhé!